Tham quan Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Belarus
Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Belarus là bảo tàng đầu tiên trên thế giới lột tả được cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của thế kỷ XX – Chiến tranh thế giới thứ II. Nó cũng là bảo tàng duy nhất ở Belarus được xây dựng trong những năm phát xít Đức chiếm đóng.
Ngày nay, Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại là một trong những bảo tàng chiến tranh quan trọng nhất trên thế giới, bên cạnh các bảo tàng khác ở Moscow, Kiev và New Orleans.
Lịch sử Bảo tàng
Công cuộc thu thập hiện vật cho Bảo tàng được tiến hành từ tháng 6 năm 1942, khi không ai có thể dự đoán được cuộc chiến tranh thế giới kéo dài trong bao lâu.
Các hiện vật mà sau này có mặt trong các bộ sưu tập đã từng được gửi trực tiếp từ tiền tuyến đến một ủy ban đặc biệt. Ủy ban này được thành lập để thu thập các tư liệu và mảnh ghép về Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nó từng hoạt động ở Moscow, nơi đã được di dời trong đến trong cuộc chiến đấu. Những hiện vật đầu tiên là biên niên sử về các phong trào đảng phái, sách in và viết tay, vũ khí thô sơ,…
Trong gần sáu tháng, có một khoảng trống ở tiền tuyến gần Vitesk. Nơi người ta vẫn thường gọi là Cổng Vitesk. Các vật phẩm có giá trị, bằng chứng về sự tàn bạo của kẻ thù đã được mang qua Moscow qua khu vực này và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử nhà nước.
Vào tháng 11 năm 1942, người ta đã chứng kiến một cuộc triển lãm ấn tượng có tiêu đề “Cuộc sống của Belarus, Belarus đang chiến đấu, Belarus sẽ vẫn là Liên Xô”. Nó mở cửa cho đến tháng 8 năm 1944, sau đó được chuyển tới Minsk khi Belarus đã giải phóng.
Ở Minsk, các hiện vật được trưng bày tại một trong số ít các tòa nhà còn nguyên vẹn. Nó mở cửa cho công chúng vào ngày 22 tháng 10 năm 1944.
Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại cũ ngày càng được mở rộng với việc nhân viên bảo tàng đã khai quật các địa điểm như trại tử thần Trostenets, pháo đài Brest anh hùng,…
Năm 1966, bảo tàng được chuyển đến một tòa nhà được xây dựng đặc biệt dành riêng cho việc trưng bày tại quảng trường trung tâm ở Minsk (nay là Quảng trường Oktyabrskaya).
Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại mới
Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu và tìm hiểu cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bộ sưu tập của bảo tàng đã phát triển lên rất nhiều lần. Thậm chí hiện nay, Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại còn có thêm 700 hiện vật quý hiếm vô giá mỗi năm.
Vào thế kỷ XXI, theo sáng kiến nằm trong kế hoạch của Tổng thống Belarus với mục đích tạo nên những tiền đề mới để Bảo tàng tự hào hơn về không gian triển lãm và các công nghệ hiện đại, Bảo tàng được xây dựng lại cùng một số công trình lớn khác trong thành phố. Từ đó, phản ánh và minh chứng rõ ràng hơn hơn về cuộc chiến tranh bi thảm và đau thương.
Bảo tàng mới được khai trương vào ngày 2 tháng 7 năm 2014, là ngày Quốc khánh của Belarus như một sự tưởng nhớ đến kỷ niệm 70 năm giải phóng đất nước khỏi quân xâm lược Đức quốc xã.
Công trình được sử dụng để làm Bảo tàng là một tòa nhà tráng lệ với tổng diện tích 15.600m². Nó được xây dựng ở một vị trí quan trọng của thủ đô Belarus, trong Quảng trường Anh hùng, bên cạnh Tấm bia Minsk, dọc theo đại lộ Pobeditelei. Các cuộc diễu hành quân sự và lễ hội lớn của cả nước đều diễn ra tại đây.

Những tấm kim loại sáng bóng tượng trưng cho ánh sáng hòa bình bên ngoài bảo tàng | Ảnh: Julian Nitzsche
Bộ sưu tập bên trong Bảo tàng
Bảo tàng đã dành hơn 3000m² cho hơn 8.000 hiện vật để kể lại những câu chuyện trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngoài ra, còn có khoảng 145.000 hiện vật quý hiếm khác nằm trong kho của Bảo tàng. Chúng được thu thập trong thời gian hoạt động quân sự ở Đông Âu và Đức; được các đại sứ quán của nhiều quốc gia khác nhau tặng cho Belarus trong thời kỳ hòa bình.
Các hiện vật trong bảo tàng được chia thành 28 bộ sưu tập và trưng bày tại 10 hội trường theo từng chủ đề:
- Thế giới và chiến tranh;
- Thế giới trước và trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ II;
- Con đường chiến tranh;
- Bắt đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Quốc phòng Belarus vào mùa hè năm 1941. Trận chiến Smolensk. Trận chiến Moscow 1941-1942;
- Bước ngoặt của cuộc chiến. Mặt trận Liên Xô;
- Chế độ chiếm đóng của Đức quốc xã trên lãnh thổ Belarus năm 1941-1944;
- Phong trào đảng phái và kháng chiến chống phát xít ngầm ở Belarus. Sự tham gia của nhân dân Liên Xô trong các phong trào kháng chiến châu Âu 1941-1945;
- Giải phóng Belarus. Sự thất bại của Đức quốc xã và đồng minh.
- Belarus sau khi giải phóng: Những năm 1944-1950. Ký ức chiến tranh;
- Những người thừa kế của Chiến thắng vĩ đại.
Các khu vực trưng bày thú vị nhất bao gồm:
- Bộ sưu tập 27.000 tài liệu (báo cáo chiến đấu, mệnh lệnh, nhật ký, tạp chí về hoạt động quân sự, báo cáo đánh giá hiệu suất của binh sĩ và những người khác);
- Bộ sưu tập các bản vẽ (hơn 3.000 bản phác thảo, phim hoạt hình và áp phích nhỏ) và tranh vẽ (khoảng 500 bức tranh màu nước và phấn màu);
- Cờ của các đơn vị quân đội và các đảng phái;
- Đồng phục quân đội và quần áo dân sự của Liên Xô, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Tiệp Khắc và Pháp;
- Đồ dùng cá nhân của những người nổi tiếng sinh ra ở Belarus (Ivan Yakubosky, Vasily Sokolovsky, Stepan Krasnovsky);
- Trưng bày các phương tiện và vũ khí quân sự (xe tăng T-34 và IS-3, bệ phóng tên lửa BM-13 Katyusha nổi tiếng và máy bay Li-2 cho mục đích quân sự và dân dụng);
- Vũ khí nhỏ và pháo.
Các công nghệ hiện đại cũng đã được sử dụng trong thiết kế các buổi triển lãm. Ví dụ như màn hình cầu, thiết bị chiếu hình 3D và màn hình sương mù mô phỏng ngọn lửa.
Trong bảo tàng còn có các ki-ot tự phục vụ, nơi du khách có thể xem qua các tài liệu thời chiến, bao gồm thư của các tướng lĩnh, lệnh của Đức, bản thảo và thư của binh lính, liệt kê các ngôi làng bị đốt cháy và tù nhân của trại tập trung.
Màn hình LCD lớn hiển thị những cảnh quay độc đáo với hơn 40.000 bức ảnh thời chiến.
Du khách có thể hòa mình lịch sử thông qua các tác phẩm:
- Xe tăng Ramming;
- Đội pháo binh vượt qua sông Dineper;
- Các trận chiến trên không.
Tất cả các phòng bảo tàng nằm trong một hội trường lớn nhất: Đường Chiến tranh. Nó có diện tích khoảng 1.000m² (1/3 diện tích của Bảo tàng). Mỗi cấp của hội trường này không chỉ minh họa từng giai đoạn nhất định của cuộc chiến mà còn được phản ánh trong cách bố trí của Công viên Chiến thắng.
Bạn sẽ kết thúc hành trình tham quan của mình tại Hội trường Chiến thắng tráng lệ đầy tính biểu tượng.
Tham quan Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Belarus
Bảo tàng mở cửa từ 10:00 đến 17:30 hàng ngày; đóng cửa vào thứ hai và các ngày nghỉ lễ.
Khách tham quan Bảo tàng có thể đặt các tour du lịch chung theo chủ đề cho nhóm của mình (mỗi nhóm tối đa 25 người). Giá cho các tour du lịch này có giá khác nhau. Ngoài ra, Bảo tàng cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân; truy cập vào tài liệu lưu trữ, hình ảnh và video; mô phỏng bắn súng.
Du khách có thể sử dụng hệ thống thuyết minh tự động (audio guide) bằng tiếng Nga, tiếng Belarus, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc.
Làm thế nào để tới Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nằm ở trung tâm Minsk, thủ đô của Belarus.
Địa chỉ: Số 8 Đại lộ Pobeditelei.
Các tuyến xe buýt có thể đến bảo tàng: 1, 29, 44, 69, 73, 136, 163 (tới trạm Muzey Velikoy Otechestvennoy Voyny).